IN OFFSET LÀ GÌ? NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA IN OFFSET

Với may mắn được làm việc ở một xưởng in với các máy in offset. Tôi biết được rằng đây là hình thức in ấn phổ biến và hữu ích nhất. Nó có thể in được hầu hết các thứ trên đời từ giấy, decal đến các loại bìa cứng. Tôi rất ấn tượng bởi cách máy in này vẽ ra tất cả các màu sắc từ 4 lô mực chứa các màu cơ bản.

may%20in%20offset%20-%20in%20viet%20vuong.jpg

Tôi thường thắc mắc là làm cách nào chiếc máy này có thể vẽ ra các chi tiết sắc nét đến thế. Bất kể in sách, in tài liệu, in tờ rơi quảng cáo, in bao bì giấy... máy in offset đều có thể vẽ ra với chất lượng bản in được đánh giá là tốt nhất. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu in offset là gì dưới góc nhìn của một chuyên gia. 

1. In Offset là gì?

Có rất nhiều công nghệ in ra đời và được ứng dụng rộng rãi. Nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò nền tảng của in Offset. Được coi là máy in công nghiệp hiệu quả nhất với nguyên tắc hoạt động khác biệt. Điểm khác biệt này mang lại công suất in lớn, chất lượng in đẹp và ít gián đoạn. In offset hiện đang mang lại lợi ích to lớn cho cả xưởng in và khách hàng. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về loại máy in này nhé.

2. Nguyên lý hoạt động của máy in offset là gì?

In offset sử dụng một bản kim loại mềm như nhôm hoặc kẽm được làm xốp để nước có thể thâm nhập. Bản kẽm này được phơi thủ công hoặc qua một máy CTP theo nguyên tắc quang học. Phần tử in sẽ lõm xuống và không thấm nước, phần tử không in sẽ lồi lên và chứa nước trong đó.

Mực in là mực gốc dầu, dựa theo nguyên tắc nước và dầu sẽ đẩy nhau. Khi đó bản kẽm sẽ thấm mực và in lên một lô cao su mềm, rồi từ lô cao su này mới in lên giấy. Lô cao su này giúp tốc độ in nhanh, in trên nhiều chất liệu mà không bị hỏng. Tối ưu hóa tốc độ và quy trình khiến in offset rất ít khi bị gián đoạn.

Điểm phức tạp là hệ thống cấp ẩm, hóa chất để giữ cho phần tử in dính mực, còn phần tử không tin thì không. Để hình ảnh sau in sắc nét hệ thống này phải xử lý cực kỳ chính xác. 

3. Máy in offset?

Máy in offset có thể có từ 1 màu, 2 màu, 4 màu, 5 màu, 6 màu hoặc 8 màu. Các máy in đời cũ thường có ít màu nhưng tất cả đều hoạt động theo nguyên tắc in tuần tự 4 màu CMYK.

  • Máy in 1 màu: cần 4 lần in để hoàn thành file thiết kế CMYK
  • Máy in 2 màu: cần 2 lần in để hoàn thành file thiết kế CMYK
  • Máy in 4 màu: cần 1 quy trình để hoàn thành file thiết kế CMYK. Nếu có thêm màu nhũ thì phải in thêm 1 lần nữa để hoàn thành file thiết kế.
  • Máy in 5 màu: hoàn thành file thiết kế CMYK và 1 màu nhũ bất kỳ trong chỉ 1 lần in.
  • Máy in 6 màu: hoàn thành file thiết kế CMYK và 2 màu nhũ bất kỳ trong chỉ 1 lần in.

Như đã thấy máy in offset càng nhiều màu càng tiết kiệm thời gian in ấn. Các máy in offset có tuổi thọ lớn có thể lên tới 20-30 năm, đó là lý do các máy in offset 1 màu, 2 màu vẫn còn tồn tại. Các máy in offset hiện đại có giá nhập khẩu rơi vào khoảng 10 tỷ. Do kích thước lớn vận chuyển giữa các nước khá tốn kém.

Khổ giấy đầu vào:

  • 72x102cm
  • 65x84cm
  • 54x79cm 

4. Ưu nhược điểm của in offset

Ưu điểm: là công nghệ in phổ biến nhất hiện nay trên thế giới nên tất nhiên nó có rất nhiều ưu điểm.

  • Nếu in số lượng đủ lớn giá sẽ cực kỳ tối ưu mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp.
  • Các sản phẩm có sự đồng nhất rất cao nếu cùng một lô.
  • Màu sắc đa dạng khá giống thực tế, có quy chuẩn rõ ràng.
  • In được trên nhiều chất liệu như giấy, nhựa, da, bìa cứng...
  • Máy in offset hoạt động hiệu quả và tuổi thọ cao mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Nhược điểm: tuy có nhiều ưu điểm nhưng không hữu dụng trong tất cả các trường hợp in ấn

  • Nếu số lượng dưới 500 bản in chi phí sẽ rất đắt.
  • Thời gian vận hành lâu vì phải chế tạo khuôn và pha màu.
  • Khổ in lớn cần ghép nhiều thiết kế vào một lần in để tối ưu chi phí ban đầu.

5. Tại sao mực không được in trực tiếp trên giấy?

Phương pháp này sẽ không được gọi là in offset nếu mực được đặt trực tiếp lên bề mặt cần in. Bằng cách áp dụng phương pháp bù trừ này, ít có khả năng xảy ra sai sót hơn. Mực sẽ không bị nhòe để lại một sản phẩm chất lượng hàng đầu cho người tiêu dùng. Qúa trình này cho phép chất lượng hình ảnh đồng nhất với tất cả các sản phẩm.

ĐỌC THÊM: IN UV LÀ GÌ?

6. Công dụng của nệm cao su

Khi in offset bắt đầu vào năm 1843, các công ty in sẽ sử dụng một tấm thảm kim loại để chuyển hình ảnh lên bề mặt in. Qúa trình này đã thực hiện công việc, nhưng hình ảnh không rõ ràng như họ mong đợi.

Tất cả đã thay đổi khi Ira Rubel, một nhà sản xuất giấy ở Nutley New Jersey, quên đặt tấm lót vào máy in năm 1901. Vì sai lầm này mà tấm lót cao su đã được phát triển.

Rubel sau đó nhận ra rằng một tấm thảm cao su tạo ra hình ảnh chính xác hơn khi in ấn so với việc sử dụng một tấm thảm kim loại lần đầu tiên được sử dụng trong in offset.

Kể từ đó, quy trình in offset đã phát triển và vẫn là một trong những quy trình in ấn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. 

7. Khi nào nên sử dụng in offset?

In offset thường được sử dụng cho in ấn thương mại như báo, tạp chí, bưu thiếp, tờ rơi, tài liệu quảng cáo và catalogue. Phương pháp in này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn có nhiều loại vật liệu in khác nhau có thể sử dụng như là giấy, bìa, nhựa. Bạn cũng có thể tạo ra một mực bất kỳ với màu sắc bạn lựa chọn.

Đây là một phương pháp tuyệt vời để nghĩ đến việc phát triển một chiến dịch tiếp thị. Khi bạn cần tài liệu được in bằng màu sắc phong thủy công ty của bạn. Lợi thế lớn nhất bạn nhận được khi sử dụng in offset là chất lượng in mà bạn sẽ nhận được. Nó cung cấp cho bạn bản in tốt nhất với số tiền của bạn.

Nếu bài này khiến bạn quan tâm đến in offset. Hãy xem bài đăng trước của chúng tôi về sự khác biệt giữa in kỹ thuật số và in offset.